Vietnam Index
Éducation

TRẢI & NGHIỆM NOTES 5

Stoploss

- Đừng bao giờ hủy bỏ một stop loss order sau khi anh đã đặt xong. Thông thường thì người mới học trade chưa biết xài stop loss. Họ mua xong rồi bỏ đó. Nếu thấy nó xuống thì lo. Nó lên thì mừng. Nếu nó xuống quá nhiều thì đành chịu vậy. Giai đoạn thứ hai là tập đặt stop loss. Nhưng rồi khi thấy Stock xuống nhiều quá, họ lại dời stop loss xuống một mức thấp hơn hay có thể hủy bỏ stop loss order luôn.

- Trading thì không ai muốn thua, nhưng muốn thành công trong Trading thì phải chấp nhận rằng THUA là một điều phải có. Không thể nào tránh khỏi được. Điều mình có thể làm khi thua là giảm bớt nó đi. Và phương cách giảm bớt cái thua là stop loss. Và nếu hủy bỏ stop loss thì cái thua sẽ tăng.

- Một điều mà các anh nên nhớ rằng là thị trường nó không biết anh đang thua. Với một hướng đi hiện tại mà nó đang đi (lên/xuống) là kết quả của một lối suy nghĩ của tất cả các người trong cuộc chơi gom lại. Chừng nào họ thay đổi lối suy nghĩ về thị trường hiện tại thì hướng đi của giá mới thay đổi theo. Bằng không thì nó vẫn sẽ đi theo hướng đi hiện tại. Anh hay bất cứ một người nào khác không thể nào tiên đoán được khi nào người ta sẽ thay đổi cái nhìn về thị trường, và giá sẽ thay đổi theo.

Vì thế phương pháp tự bảo vệ mình là một stop loss.

- Tiền chính là máu, là mạng sống của một Trader. Còn sống mới còn cơ hội chiến đấu, không còn sống là không còn gì. Chính vì thế, một trong những bài học đầu tiên của Trading là phải biết bảo vệ mạng sống của mình. Một trong các cách bảo vệ đó là đặt stoploss. Trading mà không có stoploss cũng giống như việc anh đặt cược tất cả gia sản của mình vào một ván bài đỏ đen. Dù phương pháp Trading của anh tốt đến bao nhiêu thì vẫn sẽ tồn tại nhưng yếu tố như may rủi, những sự kiến bất khả kháng xảy ra ngoài dự tính tác động đến xác xuất thắng thua trong cái trade của anh. Thành công trong Trading được đánh giá qua tính ổn định trong một thời gian dài chứ không phải kiểu “ Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.

Cutloss

- Cutloss không phải là LỔ, mà là bảo tồn Vốn. Những gì đã lổ thì đã lổ rồi. Ngồi trong đó không làm cho các anh giảm lổ thêm. John Murphy dạy rằng không nên thêm tiền vào (meeting a margin call), hay nói theo tiếng lóng của Traders là THROWING MONEY AFTER BAD STOCK.

- Lập luận này có nghĩa là anh đã sai khi anh mua cái stock đó rồi (stock rớt = anh sai). Nếu anh đã sai thì tại sao anh còn muốn sai thêm nữa? Đó là chủ ý của câu nói: Don’t throw good money after bad Stock. Ý nghĩa của câu này cũng như việc cắt lỗ thôi. Trong trường hợp này nếu anh không bán thì broker/bank sẽ bán dùm anh. Broker/bank chỉ cho anh mượn tiền, chứ không có đầu tư hay trade chung với anh. Thành ra, khi stock anh mà rớt thì chuyện đầu tiên là họ muốn làm là bảo vệ vốn họ đã bỏ ra. Khi họ thấy vốn anh mỏng dần vì stock rớt là họ kêu anh bỏ thêm tiền vào, không thì...

- Dần dần các anh thấy rằng cutloss là một hành động tối cần thiết để giữ vốn, và cũng là một việc làm CỰC KỲ khó khăn của một người Traders. Người ta không ai thích cut loss cả. Họ mãi nuôi hy vọng. Thậm chí khi nói đến cutting loss là người cáu liền. Trading nó rất kỵ HY VỌNG, nhất là một ảo vọng xoay chiều của một Strong Trend.

Không học cutting loss thì ĐỪNG NÊN TRADE.


- Thói thường của đời là thấy Stock xuống thì mong cho nó lên. Cutting loss thì sợ mất nó. Hôm nay stock rớt xuống còn bao nhiêu đó. Cutting loss ngay bây giờ thì anh biết chắc chắn là anh còn bấy nhiêu đấy. Anh bình an trong nhức buốt của cái thua. Nhưng điều anh còn là mạng sống. Cuộc chơi vẫn còn đối với anh. Không cut loss ngồi đó liếm hoài vết thương. Mỗi khi stock rớt xuống thêm thì vốn càng teo lại hơn nữa. Lúc cần cut ngay thì người ta chần chừ. Nhưng đến lúc quá mệt mỏi vì áp lực tâm lý hay đến lúc cạn kiệt thì họ mới cut. Lúc đó lại là lúc nên mua, vì đó lại là đáy. Đời nó có cái quái đản thế đó. Và dường như nó chỉ xảy ra với mình mà thôi !!! Tâm trạng này ai cũng phải trải qua hết. Không ít thì nhiều. Anh nào nói chưa có là xạo, hay chưa nếm đủ hương vị “ngọt ngào” của Trading. Bởi thế tại sao người ta đặt một số % nhất định khi bước vào. Trật là ra không hối tiếc. Làm một vài lần sẽ quen thôi. Quen rồi, nhớ lại lúc xưa sao mình ngu dễ sợ. Cứ ôm hoài một niềm đau nhức buốt của Trading.

Clause de non-responsabilité